Tiểu sử NSND Diệp Lang là ai ? sự nghiệp, đời tư và cuộc sống hiện giờ của ông ra sao. Mời các bạn tham khảo bài viết sau sẽ tổng hợp thông tin chi tiết
Mục lục
NSND Diệp Lang là ai
Nghệ sĩ Diệp Lang tên thật Dương Công Thuấn sinh năm 1941 là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính là cải lương, ông còn tham gia vào nhiều bộ môn nghệ thuật như: kịch nói, điện ảnh, chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn, ông từng trên 20 năm đảm nhiệm vai trò là thành viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu sử NSND Diệp Lang
- Nghệ sĩ Diệp Lang tên thật Dương Công Thuấn
- Nghệ sĩ Diệp Lang Ngày sinh: 4 – 3 – 1941
- Nghệ sĩ Diệp Lang Nơi sinh: Đồng Tháp
- Nghệ sĩ Diệp Lang Tuổi: 80
- Nghệ sĩ Diệp Lang Con giáp: Tân Tỵ
- Nghệ sĩ Diệp Lang Cung hoàng đạo: Song Ngư
Câu hỏi thông tin cá nhân Nghệ sĩ Diệp Lang
Nghệ sĩ Diệp Lang tên thật là gì
Ông tên thật Dương Công Thuấn
Nghệ sĩ Diệp Lang sinh năm bao nhiêu
Ông Sinh năm 1941
Nghệ sĩ Diệp Lang sinh ngày mấy
Ông Sinh ngày 4 tháng 3
Nghệ sĩ Diệp Lang quê ở đâu
Ông quê ở Đồng Tháp
Nghệ sĩ Diệp Lang cung hoàn đạo nào
Cung hoàng đạo Song Ngư
Nghệ sĩ Diệp Lang cầm tinh con giáp nào
Con giáp: Tân Tỵ
Nghệ sĩ Diệp Lang có Facebook là gì
Thông tin đang được cập nhật
Nghệ sĩ Diệp Lang nghề nghiệp là gì
Nghệ sĩ Diệp Lang có nghề nghiệp là diễn viên điện ảnh, diễn viên sân khấu, chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn sân khấu
Vợ Nghệ sĩ Diệp Lang tên gì ?
Đang cập nhật
Nghệ sĩ Diệp Lang bao nhiêu tuổi
NSND Diệp Lang 80 Tuổi
Hình ảnh NSND Diệp Lang
Sự nghiệp NSND Diệp Lang
Ông tên thật là Dương Công Thuấn, sinh ngày 4 tháng 3 năm 1941 tại làng Bình Tiên, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Bình, Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Lên 8 tuổi, ông đã theo cha là thầy đàn Ba Diệp đi theo Đoàn Cải lương Tam Phụng. Nhưng cha của ông không muốn ông nối nghiệp đàn, vì người đàn chỉ ngồi sau cánh gà sân khấu, nên ông đã tìm thầy dạy hát cho Diệp Lang và cho ông học đóng những vai phụ.
Vào khoảng đầu thập niên 1950, trong đêm diễn vở “Lấp sông Gianh” tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân) trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn cải lương Kim Thoa bị ném lựu đạn, có hai người trong đoàn thiệt mạng, cha con ông may mắn thoát chết. Nhưng chẳng được bao lâu sau đó, cha ông bệnh nặng, phải bỏ đoàn về quê và mất tại đây.
Clip nghệ sĩ Diệp Lang hát bài “Bông Hồng Cài Áo”
Chịu tang cha một thời gian thì ông tiếp tục lên Sài Gòn theo đuổi nghề hát. 12 tuổi, Diệp Lang bước lên sân khấu trong vở Lấp sông Gianh của Đoàn Cải lương Kim Thoa, rồi sau đó là Việt Hùng – Minh Chí, đến Phụng Hảo – Ba Vân…, nhưng đó cũng chỉ là những vai phụ, đến khi được soạn giả kiêm ông bầu Nguyễn Huỳnh (cũng là bạn của cha ông) đưa về đoàn Hoài Dung – Hoài Mỹ (Long An), ông mới được giao vai chính: hoàng tử trong vở “Chiếc nhẫn kim cương”. Nghệ danh Diệp Lang (tức là con của Ba Diệp – cha ông) do soạn giả Nguyễn Huỳnh gọi ông khi ông bắt đầu được đóng vai chính ở Đoàn Cải lương Hoài Dung – Hoài Mỹ.
Năm 1962, Ông gia nhập đoàn Kim Chưởng, Diệp Lang được soạn giả Thu An giao cho đóng vai ông già 70 tuổi (người cha trong vở Người anh khác mẹ). Đó là vai diễn ghi dấu ấn trong cuộc đời nghệ thuật của ông với Giải thưởng Thanh Tâm năm 1963.
Trong thời kỳ này, ông đã đóng một số vở và rất thành công như: “Trung sĩ Tám” trong “Tìm lại cuộc đời”, “Hội đồng Dư” trong “Tiếng hò sông Hậu”, “Hội đồng Thăng” trong “Đời cô Lựu”, “Lê Quý” trong “Tâm sự Ngọc Hân”, “Lê Xuân Giác” trong “Tiếng sóng Rạch Gầm”, “Ông nội” trong “Cây lẻ bạn”, “Ông Hai” trong “Đàn ca tri kỷ”.
Năm 1965, ông bị triệu tập đi nhập ngũ theo lệnh của Nha Quân dịch thuộc Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, ông gia nhập đoàn Cải lương tập thể Sài Gòn II. Đoàn của ông lưu diễn khắp nơi, kể cả những vùng chiến sự như: Phnôm Pênh, Xiêm Riệp, Mặt trận 479,… Ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng đoàn 284. Vừa tham gia công tác quản lý, vừa làm nghệ thuật, nhưng một thời gian sau, ông xin nghỉ làm quản lý và trở về nghiệp hát do áp lực công việc và bệnh tật. Đây cũng là thời gian gia đình ông gặp khó khăn nhiều nhất.
Sau khi nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2003, Diệp Lang bắt đầu thôi đi hát. Hiện tại, ông chỉ còn tham gia đóng các vai diễn nhỏ trên sân khấu.
NSND Diệp Lang tham gia vỡ diễn cải lương nào
- Tiếng sóng Rạch Gầm
- Kiếp chồng chung
- Nửa đời hương phấn (vai cha của Hương)
- Tìm lại cuộc đời
- Tiếng hò sông Hậu (vai Hội đồng Dư)
- Cây lẻ bạn
- Đời cô Lựu (vai Hội đồng Thăng)
- Tâm sự Ngọc Hân
- Đàn ca tri kỷ
- “Người tình trên chiến trận” (vai A Khắc Lữ)
- “Mùa thu trên Bạch Mã Sơn” (vai sát nhân Vô Huyết Kiếm)
- “Cây Uyên Ương” (vai Quan)
- “Máu nhuộm sân chùa” (vai Chu Thiên Cát)
- Tô Ánh Nguyệt (ba cô Nguyệt)
NSND Diệp Lang đạt được Thành tích nào
Hơn 50 năm hoạt động trên nhiều lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, ông đã đoạt nhiều danh hiệu như:
- Huy chương vàng Giải Thanh Tâm (năm 1963)
- Bằng Danh dự giải Thanh Tâm (năm 1964)
- Huy chương Vàng và giải Mai Vàng (năm 2000)
- Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu (năm 2000)
- Giải Mai vàng (năm 2001)
- Và nhiều danh hiệu khác.
Ngoài ra, ông còn được chọn đi biểu diễn ở nước ngoài: năm 1984 tại Tây Âu, năm 1986 mặt trận 479 ở Xiêm Riệp, năm 1997 tại Pháp và năm 1998 tại Úc. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1993, Nghệ sĩ Nhân dân năm 2003.
NSND Diệp Lang và vợ trên đất Mỹ cuộc sống ra sao
10 năm sang Mỹ định cư cùng gia đình, NSND Diệp Lang mong mỏi trở về thăm quê. Thế nhưng ước nguyện mãi không thực hiện được do ông tuổi già, sức yếu.
Bệnh tật đeo bám tôi từ thời trẻ đến khi về già
– Đón tuổi 80 sum vầy bên gia đình, ông cảm xúc thế nào?
Người ta bảo đời người 60 năm, nay tôi lại bước sang mốc 80. Ở tuổi này, tôi còn sót lại những ngày cuối cùng với cuộc đời. Thổi nến và dùng chiếc bánh kem do con cháu tặng, tôi hạnh phúc và không nghĩ mình đã quá già.
Mỗi ngày thức dậy, tôi cảm ơn Trời Phật vì có thêm thời gian để bên cạnh gia đình. Không khí quây quần, ấm áp của tình thân khiến tôi mãn nguyện. Ngẫm lại đời mình, sự nghiệp cuộc sống đều vẹn tròn, âu cũng là phần số may mắn tôi có được.
Ở Mỹ một là phải biết chạy xe, hai phải biết ngoại ngữ. Tôi lại không biết 2 thứ đó nên phương tiện cuộc sống bị hạn chế đi rất nhiều. Mỗi ngày tôi chỉ có thể làm bạn với chiếc TV, theo dõi tin tức tình hình trong nước. Thỉnh thoảng tôi nhờ vợ và con gọi điện thoại về hỏi thăm bạn bè, người thân. Nhịp sống ở Mỹ yên tĩnh, nhẹ nhàng rất thích hợp cho việc tịnh dưỡng của người già. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tôi thường tản bộ công viên gần nhà để tinh thần thoải mái hơn.
May mắn cho tôi khi được con cái yêu thương, hiếu thảo. Dù bận rộn kinh doanh, chúng vẫn luôn dành thời gian cho bố mẹ. Mỗi cuối tuần, các con sắp xếp chở tôi đi dạo, mua món ăn ngon tẩm bổ. Chứng kiến các con trưởng thành, tạo dựng sự nghiệp nơi xứ người cũng khiến tôi yên lòng.
– Sức khỏe ông hiện ra sao sau những lần bạo bệnh?
Tôi vẫn hay nói với mọi người trong cuộc đời Diệp Lang có hai nơi mình vẫn hay lui tới nhất là: sân khấu và bệnh viện. Bệnh tật đeo bám tôi từ thời trẻ đến khi về già. Từ nhỏ, mắt tôi yếu bẩm sinh, sau này tuổi già nên hoại tử một bên. Tôi từng được các bác sĩ bệnh viện tại Sài Gòn hỗ trợ nhiều cuộc đại phẫu. Khi sang Mỹ định cư, tôi tròn 70 tuổi nên được Chính phủ đài thọ về tiền thuốc theo chính sách người cao tuổi.
Những năm qua, sức khỏe tôi không tốt. Ngoài căn bệnh tim, tôi bị vôi hóa mạch máu, chứng bệnh parkinson gần 10 năm khiến tay chân luôn cử động. Mỗi ngày tôi cố gắng uống thuốc đều đặn theo chỉ định bác sĩ. Tuy nhiên tác dụng phụ thuốc khiến tôi ngủ nhiều, khi tỉnh dậy lại lúc nhớ lúc quên.
Suốt một năm nay tôi không đi ra khỏi nhà vì lo sợ dịch Covid-19. Cách đây vài ngày, tôi cũng vừa chích xong 2 mũi vaccine phòng ngừa nên yên tâm phần nào.
– Vợ hỗ trợ ông ra sao trong sinh hoạt hằng ngày?
Bà xã đồng hành cùng tôi đến nay đã hơn 40 năm. Thời tôi còn đi diễn, bà ấy cũng một tay chăm sóc gia đình, con cái cho chồng yên tâm hoạt động nghệ thuật. Sau này khi tôi bệnh tật, vợ kề cạnh tôi 24/24, chăm sóc chu đáo. Bà ấy hay gọi vui mình vừa là y tá, vừa là nô tì vì phải túc trực phục vụ chồng bất kể thời điểm nào.
Tuy nhiên, tính tôi không muốn phiền hà người thân nên luôn cố gắng thực hiện. Từ chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, tôi tự chủ động hết.
Nhiều đêm ngủ giật mình vì quá nhớ sân khấu!
– Ông từng chia sẻ mong mỏi một lần về Việt Nam nhưng không thể thực hiện. Nỗi nhớ mong quê nhà hẳn cũng để lại cho ông nhiều khắc khoải?
Thành thật mà nói, tôi không bao giờ nghĩ mình có ngày sống nơi xứ người thế này. Nhiều người không hiểu trách chúng tôi sao lại đi bỏ quê hương. Tôi không biết phải chia sẻ thế nào bởi mỗi nhà mỗi cảnh. Vì để giúp con nhẹ gánh cuộc sống, tôi và vợ quyết định chuyển sang đây chăm sóc các cháu nhỏ để chúng tập trung công việc.
10 năm xa quê, trong lòng tôi luôn canh cánh nỗi nhớ mong người thân, bạn bè. Tôi mong ước một lần được trở về Việt Nam, đi qua những con đường, quán quen, cùng ôn lại những kỷ niệm xưa cũ….
Tôi từng suy nghĩ trước khi mất nhất định sẽ về quê hương một lần. Tuy nhiên, quãng đường bay hơn 20 tiếng tiếng quá dài khiến tôi lực bất tòng tâm. Các bác sĩ cũng không cho tôi đi vì sợ khi lên máy bay, không khí loãng ảnh hưởng đến tim và máu không lưu thông. Đây có lẽ cũng là điều tôi hối tiếc nhất những năm cuối đời.
– Rời sân khấu nhiều năm, ông đón nhận niềm vui nghệ thuật với khán giả thế nào?
Tôi biết khán giả vẫn còn yêu quý mình lắm. Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm tất cả mọi người. Tuổi này, tôi không còn hơi sức để ca diễn nhưng vẫn hát ở nhà khi rảnh rỗi. Đôi khi tôi ngủ trong vô thức vẫn hát. Mấy lúc giật mình dậy, tôi nghẹn ngào vì quá nhớ sân khấu quê nhà.
Cách đây vài năm, Hồng Nga khi làm liveshow có mời tôi tham gia một vai diễn trong tuồng Tô Ánh Nguyệt. Nhìn cảnh khán giả đến xem chật cứng sân khấu và cổ vũ các nghệ sĩ, tôi mừng lắm. Chính ra nhờ họ mà tôi thấy mình không lạc lõng dù đã giải nghệ nhiều năm.
Gần đây, các bản nhạc của tôi được đăng tải lại trên mạng xã hội đều đạt lượt xem cao. Trong đó bản Bông hồng cài áo đạt triệu view khiến tôi xúc động. Tôi nhờ bà xã lên đọc từng bình luận khen ngợi từ mọi người. Đây cũng xem như món quà quý giá tôi góp nhặt được những năm cuối đời.
– Trong số các người con của ông, chỉ Diệp Tiên là theo nghề của bố, ông truyền lại đam mê và tình yêu nghề cho con thế nào?
Gia đình tôi neo người, các con cũng sớm định cư hải ngoại nên việc theo nghệ thuật cũng coi như vô vọng. May mắn khi còn có Diệp Tiên – con trai út của tôi vẫn theo nghề và đạt được một số thành công nhất định. Mặc dù nó không ca hát, chỉ làm đạo diễn nhưng tôi xem đó cũng là sự tiếp nối nghệ thuật của mình.
Từ khi con trai mới chập chững vào nghề, tôi thường cặn dặn con: “Làm gì thì làm, con phải tìm tòi, học hỏi những cái mới, đừng lặp lại hay ăn cắp của ai”. Không riêng gì Diệp Tiên, tôi mong thế hệ các em cháu theo nghề sau này cũng sẽ xem đó là chuẩn mực nghề nghiệp. Cải lương đi xuống là điều đáng buồn nhưng khán giả sẽ không bỏ nghệ sĩ nếu chúng ta nhiệt tâm cống hiến với nghề.
10 năm sang Mỹ định cư cùng gia đình, NSND Diệp Lang mong mỏi trở về thăm quê. Thế nhưng ước nguyện mãi không thực hiện được do ông tuổi già, sức yếu.
Phía sau cảnh Hồng Đăng bị Hồng Diễm đâm xe trong ‘Hướng dương ngược nắng’
Việt Anh hài hước dưới mưa hậu trường ‘Hướng dương ngược nắng’
Cặp diễn viên nổi tiếng có 4 con chung từng nộp đơn ly hôn bất thành
Bệnh tật đeo bám tôi từ thời trẻ đến khi về già
– Đón tuổi 80 sum vầy bên gia đình, ông cảm xúc thế nào?
Người ta bảo đời người 60 năm, nay tôi lại bước sang mốc 80. Ở tuổi này, tôi còn sót lại những ngày cuối cùng với cuộc đời. Thổi nến và dùng chiếc bánh kem do con cháu tặng, tôi hạnh phúc và không nghĩ mình đã quá già.
Mỗi ngày thức dậy, tôi cảm ơn Trời Phật vì có thêm thời gian để bên cạnh gia đình. Không khí quây quần, ấm áp của tình thân khiến tôi mãn nguyện. Ngẫm lại đời mình, sự nghiệp cuộc sống đều vẹn tròn, âu cũng là phần số may mắn tôi có được.
– 10 năm định cư tại Mỹ, ông đã thích nghi tốt cuộc sống nơi xứ người?
Ở Mỹ một là phải biết chạy xe, hai phải biết ngoại ngữ. Tôi lại không biết 2 thứ đó nên phương tiện cuộc sống bị hạn chế đi rất nhiều. Mỗi ngày tôi chỉ có thể làm bạn với chiếc TV, theo dõi tin tức tình hình trong nước. Thỉnh thoảng tôi nhờ vợ và con gọi điện thoại về hỏi thăm bạn bè, người thân. Nhịp sống ở Mỹ yên tĩnh, nhẹ nhàng rất thích hợp cho việc tịnh dưỡng của người già. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tôi thường tản bộ công viên gần nhà để tinh thần thoải mái hơn.
May mắn cho tôi khi được con cái yêu thương, hiếu thảo. Dù bận rộn kinh doanh, chúng vẫn luôn dành thời gian cho bố mẹ. Mỗi cuối tuần, các con sắp xếp chở tôi đi dạo, mua món ăn ngon tẩm bổ. Chứng kiến các con trưởng thành, tạo dựng sự nghiệp nơi xứ người cũng khiến tôi yên lòng.
– Sức khỏe ông hiện ra sao sau những lần bạo bệnh?
Tôi vẫn hay nói với mọi người trong cuộc đời Diệp Lang có hai nơi mình vẫn hay lui tới nhất là: sân khấu và bệnh viện. Bệnh tật đeo bám tôi từ thời trẻ đến khi về già. Từ nhỏ, mắt tôi yếu bẩm sinh, sau này tuổi già nên hoại tử một bên. Tôi từng được các bác sĩ bệnh viện tại Sài Gòn hỗ trợ nhiều cuộc đại phẫu. Khi sang Mỹ định cư, tôi tròn 70 tuổi nên được Chính phủ đài thọ về tiền thuốc theo chính sách người cao tuổi.
Những năm qua, sức khỏe tôi không tốt. Ngoài căn bệnh tim, tôi bị vôi hóa mạch máu, chứng bệnh parkinson gần 10 năm khiến tay chân luôn cử động. Mỗi ngày tôi cố gắng uống thuốc đều đặn theo chỉ định bác sĩ. Tuy nhiên tác dụng phụ thuốc khiến tôi ngủ nhiều, khi tỉnh dậy lại lúc nhớ lúc quên.
Suốt một năm nay tôi không đi ra khỏi nhà vì lo sợ dịch Covid-19. Cách đây vài ngày, tôi cũng vừa chích xong 2 mũi vaccine phòng ngừa nên yên tâm phần nào.
– Vợ hỗ trợ ông ra sao trong sinh hoạt hằng ngày?
Bà xã đồng hành cùng tôi đến nay đã hơn 40 năm. Thời tôi còn đi diễn, bà ấy cũng một tay chăm sóc gia đình, con cái cho chồng yên tâm hoạt động nghệ thuật. Sau này khi tôi bệnh tật, vợ kề cạnh tôi 24/24, chăm sóc chu đáo. Bà ấy hay gọi vui mình vừa là y tá, vừa là nô tì vì phải túc trực phục vụ chồng bất kể thời điểm nào.
Tuy nhiên, tính tôi không muốn phiền hà người thân nên luôn cố gắng thực hiện. Từ chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, tôi tự chủ động hết.
Nhiều đêm ngủ giật mình vì quá nhớ sân khấu!
– Ông từng chia sẻ mong mỏi một lần về Việt Nam nhưng không thể thực hiện. Nỗi nhớ mong quê nhà hẳn cũng để lại cho ông nhiều khắc khoải?
Thành thật mà nói, tôi không bao giờ nghĩ mình có ngày sống nơi xứ người thế này. Nhiều người không hiểu trách chúng tôi sao lại đi bỏ quê hương. Tôi không biết phải chia sẻ thế nào bởi mỗi nhà mỗi cảnh. Vì để giúp con nhẹ gánh cuộc sống, tôi và vợ quyết định chuyển sang đây chăm sóc các cháu nhỏ để chúng tập trung công việc.
10 năm xa quê, trong lòng tôi luôn canh cánh nỗi nhớ mong người thân, bạn bè. Tôi mong ước một lần được trở về Việt Nam, đi qua những con đường, quán quen, cùng ôn lại những kỷ niệm xưa cũ….
Tôi từng suy nghĩ trước khi mất nhất định sẽ về quê hương một lần. Tuy nhiên, quãng đường bay hơn 20 tiếng tiếng quá dài khiến tôi lực bất tòng tâm. Các bác sĩ cũng không cho tôi đi vì sợ khi lên máy bay, không khí loãng ảnh hưởng đến tim và máu không lưu thông. Đây có lẽ cũng là điều tôi hối tiếc nhất những năm cuối đời.
– Rời sân khấu nhiều năm, ông đón nhận niềm vui nghệ thuật với khán giả thế nào?
Tôi biết khán giả vẫn còn yêu quý mình lắm. Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm tất cả mọi người. Tuổi này, tôi không còn hơi sức để ca diễn nhưng vẫn hát ở nhà khi rảnh rỗi. Đôi khi tôi ngủ trong vô thức vẫn hát. Mấy lúc giật mình dậy, tôi nghẹn ngào vì quá nhớ sân khấu quê nhà.
Cách đây vài năm, Hồng Nga khi làm liveshow có mời tôi tham gia một vai diễn trong tuồng Tô Ánh Nguyệt. Nhìn cảnh khán giả đến xem chật cứng sân khấu và cổ vũ các nghệ sĩ, tôi mừng lắm. Chính ra nhờ họ mà tôi thấy mình không lạc lõng dù đã giải nghệ nhiều năm.
Gần đây, các bản nhạc của tôi được đăng tải lại trên mạng xã hội đều đạt lượt xem cao. Trong đó bản Bông hồng cài áo đạt triệu view khiến tôi xúc động. Tôi nhờ bà xã lên đọc từng bình luận khen ngợi từ mọi người. Đây cũng xem như món quà quý giá tôi góp nhặt được những năm cuối đời.
– Trong số các người con của ông, chỉ Diệp Tiên là theo nghề của bố, ông truyền lại đam mê và tình yêu nghề cho con thế nào?
Gia đình tôi neo người, các con cũng sớm định cư hải ngoại nên việc theo nghệ thuật cũng coi như vô vọng. May mắn khi còn có Diệp Tiên – con trai út của tôi vẫn theo nghề và đạt được một số thành công nhất định. Mặc dù nó không ca hát, chỉ làm đạo diễn nhưng tôi xem đó cũng là sự tiếp nối nghệ thuật của mình.
Từ khi con trai mới chập chững vào nghề, tôi thường cặn dặn con: “Làm gì thì làm, con phải tìm tòi, học hỏi những cái mới, đừng lặp lại hay ăn cắp của ai”. Không riêng gì Diệp Tiên, tôi mong thế hệ các em cháu theo nghề sau này cũng sẽ xem đó là chuẩn mực nghề nghiệp. Cải lương đi xuống là điều đáng buồn nhưng khán giả sẽ không bỏ nghệ sĩ nếu chúng ta nhiệt tâm cống hiến với nghề.
– Ông có điều gì muốn nhắn gửi khán giả trong nước?
Cái tên Diệp Lang 60 năm qua có được là nhờ mọi người. Giờ không còn đủ sức khỏe để hát hay về nước hội ngộ bà con, tôi mong mọi người hiểu cho mình. Một mai khi tôi ra đi, những kỷ niệm về sân khấu, những vai diễn xưa sẽ còn ở lại như một giá trị tôi đã cùng các đồng nghiệp để lại cuộc đời này. Xin cảm ơn và tri ân tất cả!
Nguồn: vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/nsnd-diep-lang-toi-tiec-vi-uoc-nguyen-ve-viet-nam-khong-the-thuc-hien-720236.html
Xem thêm:
Nghệ sĩ Diệp Lang Mọi người cũng tìm kiếm
- Nghệ sĩ Diệp Lang bây giờ ra sao
- Nghệ sĩ Diệp Lang bao nhiều tuổi
- Nghệ sĩ Diệp Lang giờ ra sao
- Đám tang nghệ sĩ nhân dân Diệp Lang
- Nghệ sĩ Diệp Lan sinh năm may
- Diệp Lang sinh năm may